Tác giả Chủ đề: KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU  (Đã xem 3684 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi love_noborder

Trả lời #1 vào: 21-01-2015 16:27:25
KỸ THUẬT SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU.

Chào cả nhà,
Như chúng ta đã biết, công tác sơ cấp cứu ban đầu là công việc vô cùng quan trong, nó có thể giúp nạn nhân qua cơn nguy kịch ban đầu. Sơ cứu không đúng cách có thể khiến nạn nhân có thể dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm tai nạn hoặc có thể dẫn đến tử vong không đáng có. Ngoài ra, sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ làm giảm được tình trạng nguy kịch của nạn nhân, qua đó giảm được chi phí về y tế  và thời gian điều trị.  
Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bị tai nạn giao thông, với truyền thống “ giúp đỡ người bị nạn “, hầu hết bà con chung ta rất xông xáo, xắn tay áo giúp đỡ nạn nhân,  không cần biết xương gãy chỗ nào, cứ xúm lại, bồng bế nạn nhân, áp tải lên xe máy để chở thẳng đến bệnh viện. Điều này vô tình họ là cho các chấn thương của nạn nhân càng thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, sự hiểu biết về kiến thức sơ cấp cứu ban đầu là vô cùng cần thiết.
Love-noborder sau khi tổng hợp từ các tài liệu và giáo trình sơ cấp cứu, chia sẻ cả nhà để biết, áp dụng khi cần thiết.

I.   Bị rắn cắn :
Rắn thường chỉ tấn công người khi chúng tự vệ hoặc bị đe dọa. Do vậy, đa số người bị rắn cắn là do chính lỗi của người ấy gây ra. Khi bị rắn độc cắn, nọc đọc truyền theo đường tĩnh mạch và thần kinh.
-   Khi bị rắn cắn, không được vận động vùng  bị rắn cắn , vì khi vận động, làm nọc độc lan ra nhanh hơn.
-   Tiến hành ga-rô phía trên vùng bị rắn cắn (tự raro hoặc nhờ người giúp đỡ). Chú ý: Do phần tĩnh mạch chỉ nằm bên ngoài nên ta không garo chặt, đảm bảo mạch phái sau còn đập, máu vẫn lưu thông ( khác với garo cầm máu, phải garo chặt ), sau đó chuyển tới bệnh viện,. Chú ý ghi thời gian garo lên để bác sỹ biết.
II.   Bị bỏng:
-   Nguyên tắc bị bỏng bất cứ nguyên nhân gì , trước tiên phải xối nước hoặc ngâm nước  trong khi chờ đợi nhân viên y tế để giảm thiểu ảnh hưởng bỏng. Không nên chườm nước đá. Không bôi hóa chất như kem đánh răng, mật gấu, mật ong ,…dầu ăn ,.. lên vết bỏng . Tuyệt đối không bôi bất cứ vật gì vào vết bỏng khi nó đã bị hoại tử.
III.   Bị đuối nước:
-   Nguyên tắc: Người đuối nước sẽ có xu hướng nắm chặt tất cả những gì họ chộp được, và quyết tâm không buông tay. Ngoài ra, họ có xu hướng hoảng loạn, hay bơi về phía trước , bất kể bờ ở hướng nào.
-   Do đó, việc cứu người đuối nước phải đảm bảo đúng cách. Nếu không phải là người giỏi bơi lội thì nên hô hoán người giúp đỡ, lấy phao, can nhựa, dây… để kéo nạn nhân vào. Trong trường hợp nhảy xuống nước để cứu người,  chỉ  cứu nạn nhân bằng cách đẩy nạn nhân từ phía sau hoặc phía chân, tuyệt đối không tiếp cận phía trước mặt nạn nhân vì nạn nhân trong cơn tuyệt vọng có thể nắm chặt bạn khiến bạn không thể bơi được nữa và cả hai sẽ chết đuối.
-   Trường hợp bị “ no nước”:
+ Tiến hành thổi ngạt hoặc ép tim nếu nạn nhân ngừng thở hoặc ngừng tim, xốc nước là không cần thiết vì trong quá trình ép tim nước đã tự trào ra. Xốc nước áp dụng khi nạn nhân còn thở.
+ Xử trí: trường hợp không móc miệng để nôn nước ra được, phải  xốc nước bằng cách Vác người bị xốc nước lên , bụng nạn nhân ép trên vai người vác, đầu nạn nhân chốc xuống ở phía sau, chạy để nạn nhân tháo hết nước trong bụng ra.
IV.   Bị gãy xương :
-   Nguyên tắc sơ cứu chung: Phải đảm bảo vị trí gãy xương bất động, không di xê dịch ,làm thay đổi hiện trạng cua vị trí gãy xương để tránh vết thương thêm trầm trọng; Ngoài ra, phải ưu tiên cầm máu trước, sau đó băng bó vết thương và nẹp lại, dùng cán để chuyển đi. Cách nhận biết người gãy xương : sờ nhẹ vào phần da ngoài, nạn nhân đau bút như kim châm, có xu hướng đẩy tay ta ra là đã bị gãy xương. Tuyệt đối không được bồng , bế , bê , xốc nạng nhân , làm thay đổi vị trí xuong gãy  khi bị nghi gãy xương vì nó có thể dẫn đến hậu quả tai hại, có thể dẫn đến tử vong.

a.   Bị gãy xương ống chân: Dùng nẹp ( 3 cái) để nẹp xương lại. Nguyên tắc nẹp: KHông cho khu vực bị gãy xương cử động. Trường hợp gãy 90 độ, cũng nẹp theo chiều 90 độ, không tự ý nắn thẳng xương trước khi cơ quan y tế đến.
b.   BỊ gãy xương đùi : Tương tự, nẹp cả trên hông nạn nhân.
c.   BỊ gãy xương vai ( thường gặp trong tai nạn giao thông) : Biểu hiện: nạn nhân tê cả cánh tay, đau ở khu vực bả vai, sờ vào vùng vai rất đau nhức.
Trường hợp này phải ép sát tay nạn nhân vào, sao đó quấn chặt tay với ngực nạn nhân, để xương vai không bị xóc gãy lung tung, đặc biệt xương gãy có thể đâm vào màng phổi.
d.   Bị gãy xương sống : Biểu hiện: hai chi dưới bị liệt. Trường hợp này phải đặt trên tấm ván, nẹp cả người, để không cựa quậy.
e.   BỊ gảy đốt xống cổ: Trường hợp này thì liệt tứ chi.Tóm lại là băng  bó, nẹp  làm sao  làm sao để có thể mang nguyên khối đến bệnh viện. Tuyệt đối không được bồng, bế bê, xốc nạn nhân làm tổng thương đốt sống.
V.   BỊ chảy máu nhiều (do  đứt động mạch, rách da lớn) : Phải  tiến hành garo để cầm máu phía trên vị trí cắt khoảng 2-3 cm . Garo đến khi cầm máu và mạch phía sau mất. Ngoài ra, phải ghi thời gian garo để bác sĩ biết mà mở garo sớm , vì để lâu sẽ dẫn đến hoại tử. DO đó, không được lạm dụng garo nếu không thực sự cần thiết.
VI.   Bị mắc nghẹn tại cuống họng ( trẻ em): Đặt đầu gối lên bụng trẻ, (nếu thuận tay trái thì đặt gối phải và ngược lại) để ép bụng trẻ. Dùng bàn tay còn lại đánh mạnh vào phần lưng 5 lần, vị trí điểm giao cắt dưới bả vai và sống lưng . Lúc này áp suất vùng bụng sẽ đột ngột tăng lên, làm văng dị vật trong cuống họng ra.
VII.   BỊ điện giật
1.   Trước mắt phải tìm cách cách ly nguồn điện ( ngắt cầu dao, dùng cây khô gỡ dây điện , kéo người giật điện qua các vật cách điện bằng cách kéo áo, quần , dây nịt ….)
2.   Móc miếng: Điện giật sẽ khiến người bị nạn có xu hu nghiến răng, dẫn đến có thể cắn lưỡi chết. Do đó, có thể dùng vật cứng ( cây bút, hoặc… ngón tay) để nhét vào miệng nạn nhân , tránh cắn lưỡi.
3.   Các bước cơ bản sơ cấp cứu nạn nhân  ban đầu ( bất tỉnh ):
a.   Kiểm tra tình trạng tỉnh táo của nạn nhân ( hỏi, nhìn tình trạng đồng tử, xem tim còn đập không, xem còn thở không….)
b.   Trường hợp còn thở, chỉ cần đem nạn nhân ra chỗ thoáng, cho uống nước đường, cho nạn  nhân hồi phục và gọi y tế hỗ trợ.
c.   Trường hợp tim còn đập nhưng ngừng thở : Dùng phương pháp hà hơi thổi ngạt để nạn nhân hồi phục.Gọi nhân viên y tế hỗ trợ. Chú ý cho nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra để đường thở rộng hơn, đồng thời kiểm tra, laayss dị vật trong miệng nếu có.
d.   Trường hợp nạn nhân ngừng tim : Phải thực hiện ép tim : Người thực hiện dùng tay đặt lên ngực, hơi chếch về bên hai đầu vú đối với nam giới, với nữ giới thì tính từ hốc cổ đến xương ức chia đôi, đặt tay vào phần giữa phía dưới , vùng tim của nạn nhân( xác định giữa , sau đó dùng lực cơ thể ấn xuống ( hành trình 1/3 lồng ngực), với tần suất ~ 70-100 lần/ phút, sau ~30 lần  lần ép tim thì thực hiện  2 lần  thổi ngạt.. Gọi nhân viên y tế hỗ trợ.
VIII.   Chảy máu cam: Bình tĩnh xử lý, vận động tâm lý nạn nhân. Lấy nước đá chườm bên ngoài  hốc mũi, lấy tay kẹp nhẹ hai đầu lỗ mũi, giữ  trong 10 phút, sẽ tự hết. Không nắm ngửa vì máu sẽ chảy vào cổ họng.

Chúc cả nhà vui khoẻ, và ... Không bao giờ phải bị áp dụng tài liệu này vào cuộc sống của mình...
Tran trọng.