Tác giả Chủ đề: Kiên Giang - Gia đình Anh Bưởi - Châu Thành  (Đã xem 3015 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

Ngủ rồi lehung73

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 1.622
  • Thanked: 90 times
  • Thích 1
  • Giới tính: Nam
Trả lời #5 vào: 19-08-2011 23:16:31
@ChungCuTanVietTower
Đã một lần nhắc nhỡ bạn mà bạn vẫn cố tình vi phạm.cám ơn bạn đã tham gia diễn đàn.
nhưng bài viết của bạn ko đc chào đón trong topic này vì đây là topic giới thiệu hoàn cảnh chờ xác minh cần giúp đỡ,ko phải là nơi cho bạn quảng cáo. Bạn tôn trọng người cũng là tôn trọng chính mình.
mong Admin nhắc nhở và xóa bài dùm.

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương.
 


ChungCuTanVietTower

  • bạn
Trả lời #4 vào: 19-08-2011 23:08:22
@ ChungCuTanVietTower: Bài viết của bạn đã bị xóa lần thứ 2 vì đăng bài không đúng mục đích của chủ đề.
-> Đề nghị bạn xem và hiểu cách hoạt động của diễn đàn rồi hãy đăng quảng cáo của mình nhé!

 


Ngủ rồi daicatroc

Trả lời #3 vào: 19-08-2011 07:59:17
@ chungcutanviet:

Đây là thớt giới thiệu các hoàn cảnh khó khăn, sao bạn lại quảng cáo bừa bãi vào đây thế, rao vặt gì thì cũng phải lựa chỗ cho phù hợp chứ, dán vào giữa mặt người khác thế này à ???


@daicatroc: Mod đã xóa bài viết của chungcutanviet rồi bác nhé.

 


Ngủ rồi xulanhphanlan

  • Thành Viên Gắn Kết
  • Người Tôi Cưu Mang
  • ****
  • Bài viết: 745
  • Thanked: 13 times
  • Thích 101
Trả lời #2 vào: 23-01-2011 06:45:14
Tin vui cho GĐ anh Bưởi bạn đọc báo Vnexpress.net mang lại xem thêm đường đính kèm.http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2011/01/3BA25AF2/

Độc giả VnExpress tặng gần 40 triệu đồng cho gia đình \\\'củ khoai\\\'

Sau một tuần thông tin về gia đình cơ cực có 4 đứa con “củ khoai” ở Kiên Giang được đăng trên VnExpress, nhiều độc giả đã giúp đỡ gia đình anh Bưởi gần 40 triệu đồng để trả nợ, lo cho các con tật nguyền vì di chứng da cam.
> Gia cảnh cơ cực với 4 đứa con \\\'củ khoai\\\'
Tích cóp từng đồng từ việc làm thuê, làm mướn để dành dụm nuôi hai con lợn với mong muốn cuối năm bán kiếm ít đồng lời trả nợ, nhưng vài tháng trước do ảnh hưởng dịch lợn tai xanh nên vợ chồng anh Phạm Văn Bưởi - Nguyễn Thị Ngọc Diễn ở ấp Thạnh Lợi, xã Mong Thọ A (Châu Thành, Kiên Giang) không trả được nợ.

Những ngày cuối năm thời tiết lạnh, 4 đứa con bị di chứng da cam trong gia đình nông dân nghèo này thường xuyên trở bệnh, nóng sốt. Tuy nhiên hoàn cảnh túng quẫn không tiền chữa bệnh, nợ chất chồng khiến vợ chồng cứ ôm con vào lòng mà khóc.
   


Đứa con gái “củ khoai” thứ ba của anh là Phạm Thị Bé Ba vừa được một người bà con thương tình đưa lên TP HCM để gửi vào một cơ sở đan kết hạt chuỗi. với tiền công khoảng 30.000 đồng một ngày. Hiện Bé Ba mới làm việc được vài ngày nên chưa biết công việc có ổn định hay không.

Ở quê, vợ chồng anh Bưởi và đứa con trai duy nhất lành lặn là cháu Phạm Văn Danh miệt mài đi cắt lúa thuê, vác lúa mướn để kiếm vài chục nghìn một ngày, không đủ lo thang thuốc cho 3 “củ khoai” Phạm Thị Bích, Phạm Chí Công và Phạm Hoài Thương. Gặp khách, Bích và Công từ nhà sau lăn tròn cái thân như cục thịt to hơn bắp đùi người lớn ra chào mọi người rất lễ phép. Hoài Thương do quá ham học nên hàng ngày anh Bưởi phải cõng con đến trường, trưa lại cõng về. Ở trường muốn đi vệ sinh thì Thương phải nhờ đến những người bạn cùng lớp.

Vẫn vất vả khó khăn, song cả anh Bưởi và chị Diễn đều đã nở được nụ cười khá trọn vẹn khi báo tin: “Năm nay nhà tui có Tết rồi. Nhờ bạn đọc VnExpress.net giúp đỡ mà tuần qua gia đình tui có được gần 40 triệu đồng. Cả nhà đang lên kế hoạch trả nợ gần phân nửa, số còn lại dành dụm đi thuê hoặc cố đất làm lúa kiếm gạo ăn và lo chữa bệnh cho mấy đứa nhỏ”.

Theo anh Bưởi, ở địa phương này muốn thuê đất phải tốn 2,5 triệu đồng một công (1.000 m2) một năm, nhưng rất sợ thất mùa hoặc ảnh hưởng thời tiết thì lỗ vốn sản xuất mà lại mất tiền thuê đất. Do đó, anh rất muốn có thêm được ít tiền để cố đất (người khác mang cầm cố) với giá 15 triệu đồng một công nhưng được sản xuất đến hai năm. Khi nào người cầm cố đất có tiền thì trả lại tiền gốc, vợ chồng anh Bưởi sẽ không phải mất số tiền gốc ban đầu.

Thiên Phước

 


Ngủ rồi cuong.nguyen

Trả lời #1 vào: 14-01-2011 10:34:01
Gia cảnh cơ cực với 4 đứa con \\\'củ khoai\\\'

Anh Bưởi thường xuyên chuyển địa điểm làm thuê và mỗi lần “chuyển nhà” anh đều “xách” theo 4 đứa con trong chuyến mưu sinh. Những đứa trẻ được làng xóm ví như bốn “củ khoai”, bởi có đứa trưởng thành rồi mà cứ như mới lên hai.
Trong căn nhà vách lá có hành lang là cái sàn gỗ được rào kín ba phía, quay mặt ra kinh Đòn Giông, một cô gái mặt tươi như hoa đang ngồi nhìn lũ em trò chuyện bằng ánh mắt trìu mến. Đó là chị ba của những đứa em \\\"củ khoai\\\", năm nay 23 tuổi.

Cô năm 18 tuổi thu mình một góc gần cánh cửa. Cô không tự ngồi được, lăn thân hình của đứa trẻ lên 2 vào sâu trong góc. Thằng sáu năm nay 16 tuổi thì thu lu gần hàng rào, cựa quậy cánh tay hình chữ U và đôi chân dẹp hình lưỡi liềm nằm nghe chăm chú. Có khách đến nhà, chị ba với thằng út lê bằng đôi tay ra tiếp chuyện. Hôm nay, cha mẹ đi gặt ở xóm bên, có lẽ mặt trời đứng bóng mới về.

Quả thật, mặt trời đứng bóng thì chồng anh Bưởi, chị Diễn mới mệt mỏi trở về. Vừa tới nhà lại nghe nói có người xóm trên đến nhắc nợ. Trong số nợ mà anh chị thiếu từ lúc bế bồng bốn đứa con bỏ xứ ra đi, mười phần đã trả được tám vì bỏ xứ đi mưu sinh, lâu lâu gia đình anh mới trở lại quê sinh sống. Hiện cả gia đình tá túc trên một khoảnh đất bên bờ sông, phía sau căn nhà tình thương của mẹ chị Diễn ở ấp Thạnh Lợi, xã Mong Thọ A, huyện Châu Thành, Kiên Giang.

 
Vợ chồng anh Bưởi và bốn đứa con “củ khoai”. Ảnh: Thiên Phước.

Anh Phạm Văn Bưởi 47 tuổi, chị Nguyễn Thị Ngọc Diễn nhỏ hơn anh 5 tuổi. Hai mươi sáu năm từ khi về sống với nhau họ đã có 6 mặt con. Trong sáu lần mang nặng đẻ đau ấy, chỉ có hai lần chị Diễn có được niềm vui thấy con tròn vẹn hình hài. Bốn lần còn lại lần nào chị cũng đau hơn cái đau cắt thịt, nặng hơn mang con chín tháng mười ngày vì các con bị dị tật.

Năm 1985, lúc có thai đứa con thứ hai vợ chồng anh Bưởi ở nhờ nhà của một người quen gần chợ Mong Thọ. Hàng ngày anh chèo xuồng đi mua khoai để chị ngồi bán. Khi chị sinh con, nhiều người hiếu kỳ đã vây kín trạm xá xã. Đứa bé “đầu mềm như bọc nước, chân cuốn cong lên rốn”, được cha mẹ đặt tên Phạm Thị Bé Ba.

Khi chào đời, bé Ba vật vã. Nhiều lần thấy con khóc, cha mẹ em cũng rơi nước mắt theo con. Ban đầu anh chị còn hy vọng cứu vãn được tình trạng tật nguyền của bé, nên ai bày cho cách nào, anh chị cũng làm theo. Từ kẹp nẹp tre để uốn xương, hơ lửa, đắp thuốc… nhưng vô vọng. Đôi vợ chồng trẻ đã đau đớn chấp nhận sự thật là con gái của mình không thể có được đôi chân bình thường. Từ đó đến nay đã hai mươi ba năm, đôi chân của bé Ba không hề phát triển. Nó dính vào cơ thể em như hai khối thịt, xương thừa. Mọi di chuyển chỉ nhờ vào đôi tay yếu ớt giúp em lê thân thể gầy guộc một cách khó khăn.

Những đứa em kế bé Ba (trừ Phạm Văn Danh được sinh ra bình thường), ba đứa tiếp đó cũng chào đời trong tình trạng cơ thể giống như chị. Khi sinh ra đứa con kế Danh tên Phạm Thị Bích (1990) cũng dị tật tay chân cuốn cong, có người thấy tội đôi vợ chồng nghèo, đã khuyên nên gởi Bích ở một trung tâm từ thiện để nhẹ gánh. Anh Bưởi lắc đầu “mình sinh ra nó, nuôi nó còn sợ khó thì người khác không máu mủ gì làm sao chăm sóc được tận tình”. Sau đứa con thứ tư, chị đi kế hoạch hóa gia đình nhưng không được do sức khỏe yếu. Hậu quả là hai năm sau, chị Diễn lại sanh tiếp đứa con thứ năm, đặt tên là Phạm Chí Công.

Khi biết đứa con tiếp theo của mình tay chân cũng co quắp lại sát người, chị đã bật khóc. Khóc vì thương con vừa thấy mình có lỗi với những đứa trẻ mang hình hài khốn khổ mà chị đã tạo ra. Công là người ốm yếu nhất trong số bốn chị em tật nguyền. Đôi chân em không có đốt, chỉ là hai mảnh xương dẹp uốn cong về phía sau. Trong khi tay của em lại “thừa” đốt, quẹo thành hình chữ U kéo vào sát cơ thể nên không tự di chuyển được.

Mười lăm tuổi nhưng thân hình Công chẳng khác nào đứa bé còn trong nôi. Chị Diễn nói cơ thể Công bây giờ không lớn hơn gấp đôi lúc mới được sinh ra. Trước, tay chân của nó không đến nỗi như bây giờ. Nhiều lần chị đi làm bỏ con ở nhà, mấy đứa trẻ hàng xóm qua chơi vô tình chạy giẫm vào cơ thể nhỏ bé nằm lăn lóc dưới đất.

Sau những lần như thế, Công đau khóc cả tháng. Tay em không dám đưa ra xa người. Thời gian sau, đôi tay vốn cong rút càng cong rút thêm. Đến bây giờ, hễ khi nhà có đông người thì Bích và Công lại nép vào vách, nơi người ta ít đi lại để phòng người khác vô tình vấp chân. Tuy đã “cố thủ” như vậy, nhưng thỉnh thoảng hai chị em lại là nạn nhân của sự vô ý.

 
Bốn đứa con “củ khoai” của anh Bưởi hồn nhiên cười đùa. Ảnh: Thiên Phước.

Chị Diễn nói sau khi sinh đứa con dị tật thứ ba, vợ chồng chị đã dặn nhau là không có thêm con nữa nhưng sau đó không “nhịn” được nên lại có thai. Lúc mang thai chị Diễn thầm vái trời và chờ hy vọng cho đến ngày bé Hoài Thương chào đời.

Đó cũng là lúc khó khăn nhất của vợ chồng anh Bưởi bởi bốn đứa con tật nguyền thường xuyên bị bệnh. Đồng lúa đã hết mùa gặt mướn, vợ chồng anh đi giăng câu, thả lưới cũng không có cá đủ để ăn, nói gì đến bán. Anh chị cũng đã mang cầm cố 13 công ruộng cho người xóm ngoài để lấy tiền thang thuốc cho con.

Năm 2001, gia đình anh dồn lên chiếc ghe cũ đi rong ruổi khắp nơi làm mướn. Thương con cháu, mẹ của chị Diễn cũng xuống ghe theo con để đi khắp nơi, làm đủ nghề, đến lúc chiếc ghe cũ trở nên mục nát. Vì vậy “gia đình củ khoai” mới xin đậu lại dưới bến của vợ chồng ông lão ở gần công trình khai thác đá núi Trầu tận xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương (Kiên Giang). Hàng ngày, anh chị đi làm phu đá, tối lại đi lượm đá vụn bán. Số tiền kiếm được ngoài lo ăn uống, thuốc thang cho con, số còn lại anh chị dành dụm gởi về quê trả nợ.

Hoàn cảnh của vợ chồng anh phu đá mới tới đã làm động lòng người dân núi Trầu. Nhiều người góp tiền mua tấm lợp, dựng cho anh chị căn nhà tình thương gần chân núi. Trong lúc đó hàng ngày có một cô bé học lớp 8 đã âm thầm đến dạy chữ cho bốn chị em tật nguyền. Được một tháng, “lớp học” phải ngưng giữa chừng do “cô giáo” vào năm học mới nhưng cũng vừa đủ cho cả bốn chị em biết bập bẹ đánh vần.

Những ngày dạy của “cô giáo” bất ngờ ấy đã gieo vào tâm hồn Hoài Thương ước muốn được đến trường. Chiều con, vợ chồng anh Bưởi đến trường tiểu học Hòa Điền ở gần đó xin cho gởi con ngồi “ké” lớp học và được nhà trường nhận lời. Anh về đóng cho con cái ghế hai tấc. Phải kê thêm cái ghế Hoài Thương mới ngồi với tới bàn viết. Được một tháng, nhà trường mời anh chị đến yêu cầu cho bé vào học chính thức vì tuy học “ké” nhưng Hoài Thương còn tỏ ra trội hơn số học sinh chính thức. Trong năm học đầu tiên, Thương đạt loại giỏi và xếp hạng tư trong lớp. Lên lớp hai, lớp ba, em vẫn duy trì vị trí trong top đứng đầu lớp.

Thế nhưng, lúc này nhu cầu đá vôi bị chựng lại, nhiều lò hầm đá đóng cửa nên vợ chồng anh Bưởi thất nghiệp. Người dân ở đây thương tình, nơi nào có việc làm là họ réo ngay vợ chồng anh đến làm, vừa đào đất, phụ hồ… nhưng việc làm cũng không được ổn định như trước nên càng vất vả hơn trong hành trình tìm gạo nuôi bốn “củ khoai”.

Thiên Phước

www.vnexpress.net

cuong.nguyen mong tin xac minh tu DD ah...